Người quản lý giỏi cần có tố chất gì?
Khi làm việc lâu ở một môi trường hay một công ty nào đó. Làm việc hiệu quả, dần dần bạn sẽ được cân nhắc lên vị trí quản lý. Việc thăng chức đó cũng là điều đương nhiên sẽ xảy ra với bất kỳ ai. Nếu họ là những người luôn có gắng, phấn đấu và làm tốt công việc được giao phó. Không phải ai cũng là người quản lý giỏi. Để trở thành người quản lý giỏi cần phải có nhiều yếu tố như sau:
+ Một người bán hàng xuất sắc chưa hẳn là người quản lý giỏi. Và ngược lại một người quản lý giỏi chưa chắn bán được hàng giỏi nhất. Vì ở hai vị trí khác nhau sẽ có những sứ mệnh khác nhau. Khi bạn là người quản lý, đầu tiên bạn phải nghĩ đến đó là những người nhân viên phía dưới bạn. Những người cùng bạn chiến đấu. Khi bạn giúp được họ làm việc tốt nhất cũng là lúc bạn thu được thành quả cao nhất. Nếu ở vị trí quản lý bạn chỉ quan tâm đến lợi nhuận thu được cho chính bạn. Mà quên đi hay thiếu sự chỉ dẫn nhiệt tình cho nhân viên, cấp dưới của bạn. Bạn sẽ khó làm tốt vị trí bạn đang đảm nhận để có hiệu quả công việc cao.
+ Để nhân viên lắng nghe bạn, tôn trọng bạn. Trước mắt bạn phải là người để họ nhìn thấy và noi gương. Bạn phải là người họ nể trọng, họ phục tài năng của bạn. Cũng như cách bạn đối nhân xử thế với những người xung quanh, cách bạn làm việc. Cũng như tinh thần đam mê công việc của bạn, sẽ ảnh hưởng đến họ rất nhiều. Vì vậy người làm quản lý giỏi là người phải có kiến thức trong nghề tương đối vững vàng. Phải thường xuyên học hỏi cũng như cập nhật thông tin thị trường. Nắm những thông tin liên quan đến dự án đang bán, luôn mang đến những cơ hội cho nhân viên. Chính họ là những người sẽ giúp bạn cũng như hỗ bạn được rất nhiều phía sau. Ngược lại nếu nhân viên họ cảm giác họ giỏi hơn bạn, họ không phục bạn, họ chia rẻ. Hoặc họ ảnh hưởng đến những người nhân viên khác hơn sự ảnh hưởng của bạn. Cũng chính là lúc bạn nên xem lại những gì đã làm thật sự có phù hợp chưa. Có hợp lý thoả đáng chưa? Nếu chưa là vì sao? Bạn cần lắng nghe ý kiến của nhân viên nhiều hơn, để bạn hiểu được họ. Rồi tìm sự gắn kết với họ tốt nhất.
+ Bạn là quản lý, ngoài hòa đồng, nhiệt tình giúp đỡ nhân viên nhưng phải có quy tắc. Bạn phải có cái uy của người làm quản lý. Có mối quan hệ tốt với nhân viên nhưng vẫn có khoảng cách nhất định nào đó với nhân viên. Để họ biết rằng dù có thân với bạn hay không thân với bạn. Đều xử lý công bằng, văn minh cho những trường hợp trùng khách hàng, ai được bán trước, ai được bán sau, về phí hoa hồng… Có quy tắc tức là phải căn cứ vào đó và thực hiện, nếu sai phạm xử lý hẳn hỏi. Tất cả những nhân viên, nếu ai nghiêm túc làm việc, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, phải động viên. Và cho họ nhiều cơ hội lớn hơn để thử thách. Những nhân viên có thái độ chưa nghiêm túc, làm việc hời hợt, bạn không có niềm tin ở họ. Thì nên đề xuất cho nghỉ việc, còn không phải có cách để cho thử thách lần cuối. Nếu vẫn còn như thế thì cho nghỉ là điều cần phải làm ngay và luôn.
+ Làm quản lý phải giữ lời hứa, điều này cần phải nỗ lực thực hiện. Nếu dễ hứa thì sẽ dễ quên. Một lần bạn quên giữ lời có thể bạn không để ý, nhưng người nhân viên họ để ý. Lần sau bạn tiếp tục thất hứa, nhân viên càng giảm lòng tin vào bạn. Nên hạn chế hứa điều gì nằm ngoài khả năng, và một khi hứa phải nổ lực thực hiện. Có thể kết quả không được như mong muốn, nhưng chính người nhân viên sẽ nhận ở bạn có tinh thần. Có trách nhiệm cao, họ sẽ quý trọng bạn và muốn cùng bạn làm việc lâu dài. Có thể ngoài kia có nhiều cơ hội tốt hơn, nhưng họ vẫn ở lại. Vì lí dó là bạn quá tốt, bạn cho họ được nhiều cơ hội để thử thách. Bạn giúp họ hoàn thiện được nhiều kĩ năng trong nghề. Bạn cho họ thấy được một tương lai tốt đẹp hơn. Ngược lại, nếu bạn thấy nhân viên làm việc với bạn không có nhiều cơ hội. Nếu để họ bay nhảy bên ngoài sẽ tốt hơn, cũng nên chấp cho họ đôi cánh để tự bay. Họ thành công bạn cũng sẽ có nhiều cơ hội kết nối sau này. Không nên giữ nhân viên có tài mà không dùng được. Tư duy rộng mở, thoải mái và thích được lắng nghe nguyện vọn của nhân viên. Cũng như tiếp nhận những chia sẻ thẳng thắng của nhân viên. Điều đó sẽ giúp chính bạn làm tốt vai trò của người quản lý hơn.
+ Bạn làm quản lý dùng quyền để quản, không có sự tinh tế. Cũng như không thấu hiểu nhân viên, ép họ làm những điều họ chưa hiểu vì sao phải làm. Hoặc giải thích họ không phục mà phải làm theo nhưng gì bạn chỉ dẫn như thế là chưa được. Mỗi một nhân viên đều có thế mạnh, thế yếu khác nhau. Cách này có thể đúng với người này, nhưng cách khác lại đúng với người khác. Không ai giống ai cả. Bạn nên cho nhân viên thấy được hành động họ làm sẽ mang lại những gì, vì sao phải làm. Khi đó họ hiểu được thông điệp của bạn, chính họ sẽ có sự sáng tạo để hoàn thành công việc tốt nhất có thể. Có đôi khi bằng nhiều cách khác nhau để đem lại kết quả tốt nhất. Bạn hãy tận dụng sự sáng tạo của họ. Nhiều lúc từ nhân viên bạn cũng học hỏi được nhiều kiến thức hay và hữu ích.
Việc bạn làm quản lý giỏi sẽ giúp cho bạn tích luỹ được nhiều kinh nghiệm. Bản thân cũng bớt tính ích kỹ, nhỏ nhặt, biết hợp tác, chia sẻ. Cũng như lắng nghe nhiều hơn, biết cách tận dụng sức mạnh tập thể. Đồng thời trong quá trình làm việc bạn sẽ tìm được nhiều người anh em, chiến hữu. Họ cùng yêu nghề, cùng đam mê và cùng nhau vượt qua nhiều thử thách. Nhìn chung giúp bạn củng cố cũng như xây dựng thương hiệu cá nhân được nâng lên tầm cao mới. Nhiều cơ hội để bạn thăng tiến hơn nữa trong sự nghiệp này.
Nguồn : Linh Kona